Tác hại hạt vi nhựa đến hệ sinh thái

hạt vi nhựa tác động đến hệ sinh thái

Hệ sinh thái đang phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, cùng với đó là các tác nhân ô nhiễm môi trường. Tác hại hạt vi nhựa là một trong những vấn nạn ô nhiễm môi trường rất nhức nhối hiện nay. Môi trường sống của con người và động vật đều đã ghi nhận sự xuất hiện của vi nhựa. Với sự gia tăng của vi nhựa trong môi trường, hệ sinh thái sẽ phải đối mặt với những hiểm họa khôn lường mà vi nhựa gây ra.


Hạt vi nhựa ẩn mình trong môi trường

Hạt vi nhựa có kích thước siêu nhỏ khó có thể kiểm soát và dễ dàng xâm nhập vào hệ sinh thái và cơ thể, tiềm ẩn những hậu quả nguy hiểm. Các nguyên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng vi nhựa gây ảnh hưởng rõ rệt đến môi trườngcon người.

Nghiên cứu cho thấy vi nhựa không chỉ là gây ra ô nhiễm mà còn góp phần làm trầm trọng vấn đề kháng kháng sinh. Vi nhựa không chỉ chứa vi khuẩn kháng thuốc mà còn có nguy cơ lây lan loại vi khuẩn nguy hiểm này.Các vi khuẩn kháng kháng bám trên vi nhựa, vi nhựa theo dòng nước đi vào sông, hồ, ao thậm chí là đại dương, gây nguy cơ phơi nhiễm các loại bệnh nguy hiểm.

Bên cạnh đó, Vi nhựa đang có xu hướng gia tăng trong não người theo thời gian. Cụ thể, hàm lượng vi nhựa trung bình trong các mẫu xét nghiệm năm 2024 cao hơn gấp 1,5 lần so với năm 2016. Các bộ phận cơ thể khác cũng đã ghi nhận sự xâm nhập của vi nhựa, cụ thể là ở gan và thận. Khi so sánh nồng độ vi nhựa ở não với các mẫu gan và thận thu thập trong cùng khoảng thời gian 2016 – 2024, kết quả cho thấy: Não là cơ quan chứa nhiều vi nhựa nhất. Nồng độ vi nhựa trong não được xác định cao hơn gấp 7 – 30 lần so với thận và gan.

Vi nhựa gây rối loạn cấu trúc đất

Theo công bố của Alice A Horton và các cộng sự năm 2017: ước tính có 440.900 tấn vi nhựa được sử dụng vào đất mỗi năm ở Liên minh Châu Âu. Vi nhựa còn được phát hiện trong các cánh đồng không được xử lý bằng phân thải trong suốt 15 năm qua. Một số sử dụng quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam đang sử dụng lớp phủ nilon trong nông nghiệp rất phổ biến. Mặc dù lớp phủ này giúp tăng hiệu quả sinh trưởng của cây trồng, nhưng nó cũng làm để lại vi nhựa khó phân hủy đi vào đất. Nhựa lưu giữ cao trong đất có khả năng làm thay đổi thành phần hóa học và vật lý của đất.

Nguồn nước bị nhiễm vi nhựa nghiêm trọng

Theo báo cáo của WWF năm 2022, một số khu vực biển trên thế giới đã ghi nhận nồng độ hạt vi nhựa vượt ngưỡng 121,000 hạt/m3, và con số này vẫn còn tiếp tục tăng theo từng năm.

“Tất cả các bằng chứng đều cho thấy việc ô nhiễm nhựa trong đại dương là không thể phục hồi được. Khi chất thải nhựa đã vào đại dương, nó gần như không thể được thu hồi lại.” Heike Vesper, Giám đốc Chương trình Đại dương, WWF-Đức, cho biết.

Không chỉ trong đại dương, các kết quả nghiên cứu đã cho thấy vi nhựa xuất hiện ở rất nhiều vùng mặt nước và trầm tích.

“Mưa nhựa” làm vi nhựa bay trong không khí

Mưa nhựa là hiện tượng mưa xảy ra ở khu vực bị ô nhiễm không khí về vi nhựa, theo đó các hạt vi nhựa có thể được phát tán trong không khí và rơi xuống mặt đất qua mưa. Ô nhiễm vi nhựa trong không khí ở các thành phố lớn đang ở mức độ cao.

Nồng độ ô nhiễm không khí trong môi trường ở một quốc gia - Nguồn: Tạp chí Môi trường
Nồng độ ô nhiễm không khí trong môi trường ở một số quốc gia – Nguồn:Tạp chí Môi trường

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, gió là nhân tố quan trọng trong việc di chuyển vi nhựa trong không khí qua các khu vực và châu lục khác nhau. Con người hít phải vi nhựa trong không khí sẽ gây ra những hậu quả tiềm ẩn cho sức khỏe, đặc biệt là những ảnh hưởng đến phổi và hệ hô hấp.

Vi nhựa xâm nhập vào thực vật

Theo Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, mặc dù tác động của vi nhựa lên thực vật vẫn chưa được rõ ràng, tuy nhiên, một số giả thuyết được đưa ra đang nghi ngờ những tác hại hạt vi nhựa lên cây trồng. Trong đó, có 5 giả thuyết phổ biến và toàn diện nhất về tác động của vi nhựa lên thực vật:

  • Biến đổi cấu tượng đất
  • Bất động hóa chất dinh dưỡng
  • Vận chuyển hoặc hấp phụ các chất gây ô nhiễm
  • Trực tiếp gây độc cho cây
  • Ảnh hưởng đến quần xã sinh vật và vi sinh vật cộng sinh ở rễ
Một số giả thuyết về cơ chế tác động của vi nhựa đến sinh trưởng của thực vật - Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Một số giả thuyết về cơ chế tác động của vi nhựa đến sinh trưởng của thực vật – Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Động vật phải đối mặt với ô nhiễm vi nhựa

Rất nhiều các loài động vật đã được nghiên cứu tìm thấy vi nhựa trong cơ thể như chim, cá, chuột, giun đất,… Hạt nhựa gây rủi ro và tổn thương cho sức khỏe động vật theo nhiều cách khác nhau. Ở một số loài, vi nhựa gây tắc nghẽn đường tiêu hóa. Khi động vật nuốt phải vi nhựa, các hạt này có thể tích tụ trong dạ dày và ruột, làm gián đoạn quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Trong nghiên cứu vào năm 2024 mới đây, Eunju Jeong và các cộng sự đã chỉ ra rằng  ở loài tôm hùm Na Uy, vi nhựa polypropylene (PP) tích tụ trong hệ tiêu hóa suốt 8 tháng, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến sụt cân và giảm lượng thức ăn tiêu thụ.

 

Tháp vi nhựa tăng dần trên động vật - Nguồn: Emerging Contaminants, Việt hóa bởi S4N
Tháp vi nhựa tăng dần trên động vật – Nguồn: Emerging Contaminants, Việt hóa bởi S4N

Một số vi nhựa sắc nhọn hoặc có hình dạng không đều có thể làm rách niêm mạc ruột, gây chảy máu, viêm nhiễm và hoại tử cho động vật. Vi nhựa còn là tác nhân gây tổn thương tế bào, đột biến DNA, rối loạn và suy giảm miễn dịch ở cơ thể động vật.

Vi nhựa đã và đang xâm nhập nghiêm trọng vào hệ sinh thái của Trái Đất. Rác thải nhựa hiện nay đang khiến cho tình trạng ô nhiễm vi nhựa càng trầm trọng hơn. Mặc dù một số tác hại hạt vi nhựa vẫn chưa được kiểm chứng, tuy nhiên chúng đang có mối liên quan mật thiết đến các vấn đề chất lượng môi trường và sức khỏe sinh vật. Điều này nhấn mạnh sự cấp bách của việc nghiên cứu tác hại vi nhựa, đồng thời, cảnh báo con người về tính cấp thiết trong việc tìm những biện pháp xử lý rác thải nhựa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *