Nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí khoa học Nature Medicine đã phát hiện vi nhựa xuất hiện trong não người với hàm lượng cao hơn các cơ quan khác. Nồng độ vi nhựa trong môi trường trên toàn cầu đang ngày càng gia tăng, làm dấy lên mối lo ngại phơi nhiễm nhựa và các vấn đề sức khỏe con người. Vậy bản chất hạt vi nhựa là gì và nguồn gốc chúng đến từ đâu?
Nội dung chính
Hạt vi nhựa là gì?
Hạt vi nhựa là những hạt nhựa nhỏ hơn 5mm, khó có thể phát hiện bằng mắt thường. Vi nhựa được chia làm hai loại: microplastic và nanoplastic.
Phân loại vi nhựa theo kích thước
Vi nhựa được phân biệt theo các kích thước khác nhau. Hạt nhựa sẽ có kích thước lớn hơn 5mm, trong khi đó, hạt vi nhựa (hay còn gọi là microplastic) sẽ nhỏ hơn, từ 0.001mm đến 5mm. Hạt nhựa nano (nanoplastic) là loại vi nhựa nhỏ nhất, chỉ nhỏ hơn 0.0001mm. Hạt nhựa nano rất khó để phát hiện bằng mắt người, dễ dàng xâm nhập sâu vào môi trường và cơ thể con người. Hình ảnh minh họa dưới đây mô tả chi tiết hơn về các loại hạt nhựa (Nguồn: WWF Việt Nam).

Vậy vi nhựa đến từ đâu?
Nguồn gốc vi nhựa nguyên sinh:
Những đồ dùng quen thuộc như sữa rửa mặt,, kem đánh răng thậm chí quần áo tưởng chừng là to lớn, nhưng chính những vật dụng này lại là nguồn gốc của hạt vi nhựa. Đây là hạt vi nhựa nguyên sinh, được sản xuất rộng rãi trong công nghiệp với tác dụng làm sạch và làm đẹp. Tuy nhiên, những vi nhựa này vẫn là chất dẻo khó phân hủy, khiến con người hấp thụ nhựa nhiều hơn và tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe.
Nguồn gốc vi nhựa thứ cấp:
Vi nhựa thứ cấp không được sản xuất mà hình thành trong quá trình phân rã của các sản phẩm nhựa. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra vi nhựa thứ cấp, nhưng chủ yếu vẫn đến từ rác thải nhựa. Rác thải nhựa sau một thời gian sẽ phân rã thành vi nhựa, trôi nổi hàng trăm năm trong môi trường. Ngày nay, vấn nạn rác thải nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng” đang ngày một trầm trọng. Nhu cầu đối với các sản phẩm nhựa dùng một lần ngày càng tăng, khiến rác nhựa tràn lan khó kiểm soát. Nếu không được xử lý đúng cách, rác thải nhựa khó có thể tái chế và trở thành vi nhựa, đe dọa đến môi trường sống.
Những sự thật gây sốc về hạt vi nhựa
1. Hạt vi nhựa trong môi trường
Vi nhựa trong không khí
Nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận tình trạng ô nhiễm vi nhựa trong không khí. Vi nhựa thải ra trong khói bụi thông qua quá trình Lốp xe bào mòn với đường, bay lơ lửng trong không khí cùng các hạt bụi mịn, khiến con người hít phải, gây hại cho đường hô hấp.

Vi nhựa trong đại dương
Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) ước tính nhựa dùng một lần chiếm 60-95% ô nhiễm nhựa đại dương toàn cầu. Nếu ngừng thải nhựa ra đại dương, hàm lượng vi nhựa trong đại dương và bãi biển vẫn sẽ tăng hơn gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2050. Vi nhựa làm rối loạn hệ sinh thái biển, ảnh hưởng tiêu cực đến các sinh vật đại dương. Hạt vi nhựa được tìm thấy ở các nguồn nước cũng được chứng minh là môi trường trung gian cho vi khuẩn kháng kháng sinh.

Vi nhựa trong đất
Vi nhựa xuất hiện trong đất có thể gây hại đến cấu trúc đất, làm giảm khả năng giữ nước của đất và có thể bị thực vật hấp thụ.

2. Hạt vi nhựa trong cơ thể con người
Môi trường sống của con người luôn tràn ngập vi nhựa. Chúng ta hít thở vi nhựa trong không khí, uống nước có vi nhựa và nấu cả vi nhựa trong các món ăn. WWF cho biết, con người đang hấp thụ 5g nhựa vào cơ thể mỗi tuần, tương đương với 2000 hạt vi nhựa và bằng một chiếc thẻ ngân hàng.

Vi nhựa đã được phát hiện trong cơ quan cơ thể người. Mới đây nhất, trang tạp chí khoa học Natural Medicine đã công bố kết quả nghiên cứu về vi nhựa trong não người. Hàm lượng vi nhựa trong não lớn hơn nhiều so với ở gan và thận và có xu hướng tăng dần theo từng năm.
3. Hạt vi nhựa trong đồ vật hàng ngày
Chúng ta tiếp xúc với vi nhựa ngay trong chính những vật dụng thiết yếu hàng ngày. Nhiều nhất phải kể đến các sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Túi nilon, ống hút, cốc,.. rất tiện lợi và dễ sử dụng trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, đây lại chính là tác nhân trực tiếp của rác thải nhựa và khiến tình trạng ô nhiễm trắng trở nên trầm trọng hơn trong những năm gần đây.
Quần áo mặc trên người cũng là tác nhân chính của vi nhựa. Quần áo thường được sản xuất từ các loại sợi vải tổng hợp như polyester. Sau mỗi lần giặt, chúng thải ra một lượng vi nhựa khổng lồ đi vào nguồn nước. Do kích thước siêu nhỏ, các hạt vi nhựa này dễ dàng vượt qua hệ thống lọc mà không thể thu gom hay tái chế. Điều này khiến vi nhựa xâm nhập vào nguồn nước và gây khó khăn trong việc xử lý. Hiện nay, các thiết bị xử lý nước thải vẫn chưa đủ hiệu quả để loại bỏ hoàn toàn các hạt vi nhựa.
Sản phẩm chăm sóc cá nhân đa số đều chứa hạt vi nhựa nguyên sinh. Vi nhựa này có trong kem đánh răng, sữa rửa mặt, kem chống nắng,… có thể giúp làm sạch, nâng cao tính thẩm mỹ nhưng lại vô hình chung khiến chúng ta hấp thụ vi nhựa nhiều hơn.

Những nghiên cứu và báo cáo hiện nay đang dấy lên một hồi chuông cảnh báo về sự xâm nhập của vi nhựa ở khắp mọi nơi. Điều này nhắc nhở sự cấp bách trong việc hạn chế nhựa và chúng ta cần tìm kiếm những giải pháp lâu dài, bền vững để thay thế nhựa. Bằng cách ưu tiên các sản phẩm thay thế nhựa, tái chế đúng cách và tránh sử dụng các loại nhựa độc hại chúng ta có thể giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Pingback: Nghiên cứu mới! Hạt vi nhựa trong não người - S4N – Seedling for nature
Pingback: Nghiên cứu mới! Hạt vi nhựa là môi trường cho vi khuẩn kháng kháng sinh. Hiểm họa khôn lường cho sức khỏe con người. - S4N – Seedling for nature
Pingback: Hạt vi nhựa là môi trường cho vi khuẩn kháng kháng sinh - S4N – Seedling for nature
Pingback: Hạt vi nhựa trong nhựa sinh hoạt và giải pháp xanh - S4N – Seedling for nature
Pingback: Giải đáp 10 câu hỏi hay gặp về hạt vi nhựa - S4N – Seedling for nature