TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG_CHUYỂN ĐỔI XANH CÙNG S4N

Đứng trước tác động ngày càng xấu của biến đổi khí hậu toàn cầu đến môi trường, Chính phủ các nước đã bắt đầu hành động mạnh mẽ, cứng rắn hơn trong việc đưa ra các chế tài bảo vệ môi trường. Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc chạy đua hướng tới giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Việc ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 mà trong đó phải kể đến tác động của Luật đến việc sử dụng các sản phẩm nhựa, kỳ vọng sẽ giảm thiểu tác động của ô nhiễm nhựa, ô nhiễm trắng đến môi trường. Cụ thể:

  • Sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học trên địa bàn.
  • Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50 cm x 50 cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 µm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.
  • Giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa. Sau ngày 31 tháng 12 năm 2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định, cụ thể tỷ lể tái chế tối thiểu phải đạt tùy vào từng nguyên liệu sử dụng là: PET – 22%; HDLE, LDPE, PP, PS – 15%; EPS – 10%; PVC & các loại nhựa khác – 10%. Nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm tái chế các sản phẩm bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu từ ngày 01 tháng 01 năm 2024;

Nhìn vào lộ trình nói trên, các doanh nghiệp, đặc biệt là khối ngành F&B cần phải có những bước chuyển đổi sử dụng toàn bộ những sản phẩm, vật tư tiêu hao từ nhựa sử dụng một như ống hút, hộp đựng đồ ăn, cốc, dao thìa dĩa, túi đựng rác, túi mua sắm…. để thích ứng với các quy định của Luật bảo vệ môi trường từ 01/01/2026. Đồng hành cùng doanh nghiệp trong những bước chuyển đổi xanh đầu tiên này, S4N đã phát triển các dòng sản phẩm ống hút, set dụng cụ take away từ vật liệu phân hủy sinh học 100% có nguồn gốc tự nhiên (tinh bột, mía, …). S4N mang đến những sản phẩm cân bằng về giá, không quá cao so với nhựa truyền thống nhưng đảm bảo an toàn sức khỏe, khả năng ứng dụng cao, dễ dàng tùy biến kích thước phù hợp với yêu cầu và đặc biệt là giữ nguyên những đặc tính giống nhựa truyền thống ví dụ như ống hút cần sử dụng được lâu trong chất lỏng nóng; ống hút nhiều kích thước tùy biến với từng loại topping; túi đựng rác có dây thắt; … Lựa chọn S4N thay vì lựa chọn nhựa truyền thống đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã góp phần giảm tới 40% lượng khí thải CO2, đáp ứng được bài toán chuyển đổi sử dụng nhựa mà Luật bảo vệ môi trường đặt ra. Đồng thời, không chỉ dừng lại ở cung cấp các dòng sản phẩm thay thế nhựa, S4N cũng sẵn sang đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc xử lý rác thải sau bán hàng bằng cách hỗ trợ, hướng dẫn lập quy trình thu gom, phân loại rác thải là những sản phẩm từ vật liệu phân hủy sinh học để có biển pháp xử lý riêng, gói gọn vòng đời của sản phẩm.

Chuyển đổi xanh cùng S4N_Hướng đi vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và cộng đồng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *