Ô nhiễm môi trường do rác thải không phân huỷ là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay. Việc tìm kiếm các giải pháp thay thế bền vững như vật liệu sinh học có khả năng phân huỷ sinh học hoàn toàn được đặt lên hàng đầu trong việc “cứu rỗi” cho sự sống của hệ sinh thái và con người.
Nội dung chính
Vật liệu sinh học là gì?
Vật liệu là chất được sử dụng để sản xuất và tạo ra các sản phẩm đa dạng trong đời sống hàng ngày. Chúng có thể được tìm thấy trong tự nhiên hoặc sản xuất thông qua quá trình công nghiệp. Vật liệu có thể là loại vật liệu tự nhiên như đất đá, gỗ, kim loại, đá hoa cương, thủy tinh, nhựa, vải, da, vv. Hoặc là loại vật liệu được sản xuất nhân tạo như bê tông, thép, nhôm, kính, vv.
Khác với vật liệu thông thường, vật liệu sinh học là loại vật liệu có nguồn gốc từ sinh vật sống như thực vật, động vật hoặc vi sinh vật. Chúng có thể được sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ thực phẩm, thuốc men đến sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Vật liệu sinh học đang là giải pháp tiên phong ngành xây dựng, y tế, chế biến thực phẩm,vv.
Ưu điểm của vật liệu sinh học
- Nguồn tài nguyên tái tạo: Vật liệu sinh học đến từ nguồn tài nguyên có thể tái tạo, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
- Giảm khí thải CO2: Quá trình sản xuất và phân huỷ vật liệu sinh học thường ít phát thải khí nhà kính hơn so với vật liệu tổng hợp từ dầu mỏ.
- An toàn cho sức khỏe: Các sản phẩm từ vật liệu sinh học thường ít chứa hóa chất độc hại, an toàn hơn cho người sử dụng.
Quy mô thị trường của vật liệu sinh học
Theo báo cáo của Polaris Market Research, quy mô thị trường vật liệu sinh học toàn cầu dự kiến sẽ tăng 587,08 tỷ USD vào năm 2032, với tốc độ CAGR 14,8%. Báo cáo trên cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ và tiềm năng của ngành này. Trong đó nhựa sinh học là một loại vật liệu đang được rất được quan tâm hiện nay bởi tác động tiêu cực ngày càng gia tăng của ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam. Bài viết này sẽ tập trung phân tích về nhựa sinh học và tính chất phân huỷ sinh học hoàn toàn của vật liệu này.
Vật liệu nhựa sinh học là gì?
Vật liệu nhựa phân hủy sinh học là loại nhựa có khả năng phân hủy hoàn toàn thành CO2, nước, chất hữu cơ,… Nhựa sinh học thường được sản xuất từ các nguồn sinh khối có thể tái tạo, như dầu mỡ thực vật, các chất dẫn xuất từ đường, tinh bột ngô, xenlulo, rơm rạ, gỗ, chất thải thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp,… nên rất thân thiện với môi trường.
Một số ví dụ về vật liệu nhựa sinh học:
- PLA (Polylactic Acid): Được sản xuất từ tinh bột ngô, PLA được sử dụng rộng rãi trong sản xuất bao bì thực phẩm, ly, đĩa và các sản phẩm tiêu dùng khác,
- PHA (Polyhydroxyalkanoates): Một loại polymer sinh học được sản xuất bởi vi khuẩn, có thể phân huỷ sinh học và được sử dụng trong y tế, bao bì và nông nghiệp.
- PCL (Polycaprolactone): Là một polyester tổng hợp có thể phân hủy sinh học. PLA thường được ứng dụng trong bao bì, dụng cụ y tế như chỉ khâu phẫu thuật, và các sản phẩm tiêu dùng. PCL có khả năng phân hủy sinh học trong môi trường tự nhiên và có độ dẻo dai tốt.
- PBS (Polybutylene Succinate): Sản xuất từ acid succinic và 1,4-butanediol, cả hai đều có thể được sản xuất từ nguồn tái tạo. PBS được ứng dụng trong bao bì thực phẩm, túi nhựa, màng phim nông nghiệp, và các sản phẩm tiêu dùng khác.PBS có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện công nghiệp và có tính chất cơ học tốt, chịu nhiệt độ cao.
Phân huỷ sinh học hoàn toàn là gì?
Phân huỷ sinh học hoàn toàn là quá trình mà các vật liệu được vi sinh vật phân huỷ hoàn toàn thành các chất tự nhiên như nước, CO2 và phân bón hữu cơ, mà không để lại bất kỳ hạt vi nhựa hay chất độc hại nào. Quá trình phân hủy sinh học phụ thuộc vào các điều kiện môi trường xung quanh như nhiệt độ, độ ẩm và vi sinh vật.
Vì sao phân huỷ sinh học hoàn toàn quan trọng?
- Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu lượng rác thải nhựa và ô nhiễm môi trường.
- Giảm thiểu rác thải: Giúp giảm áp lực lên các bãi rác và hệ thống xử lý rác thải.
- Hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn: Thúc đẩy việc tái sử dụng và tái chế tài nguyên, giảm thiểu lãng phí.
Theo nghiên cứu của Circularise Logo, sử dụng vật liệu có khả năng phân huỷ sinh học hoàn toàn có thể giảm tới 42% lượng khí thải CO2 so với nhựa truyền thống.
Lưu ý về nhãn “phân huỷ sinh học hoàn toàn”
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm nhựa gắn nhãn “phân huỷ sinh học hoàn toàn”. Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm này đều thực sự phân huỷ hoàn toàn. Một số sản phẩm chỉ chứa các thành phần giúp nhựa phân rã nhanh, nhưng vẫn để lại các hạt vi nhựa. Các hạt vi nhựa này có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
Vì sao người tiêu dùng cần hiểu rõ về “phân huỷ sinh học hoàn toàn”?
- Tránh hiểu lầm: Nhãn “phân huỷ sinh học” không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm sẽ phân huỷ hoàn toàn mà không để lại vi nhựa.
- Bảo vệ môi trường: Lựa chọn đúng sản phẩm phân huỷ sinh học hoàn toàn sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm vi nhựa.
- An toàn cho sức khỏe: Tránh sử dụng các sản phẩm có thể để lại vi nhựa, từ đó bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Ví dụ thực tế của sản phẩm phân huỷ sinh học hoàn toàn
Ống hút S4N là một ví dụ điển hình về sản phẩm làm từ vật liệu sinh học phân huỷ hoàn toàn. Sản phẩm này được làm từ PLA (polylactic acid), một loại polyme từ tinh bột ngô và PBAT: (butylene terephthalate adipate), một loại nhựa phân hủy sinh học gốc hóa dầu. Khi không còn sử dụng, ống hút S4N sẽ phân huỷ hoàn toàn trong môi trường tự nhiên mà không để lại vi nhựa, không gây hại cho môi trường.
Vật liệu sinh học và vật liệu có khả năng phân huỷ sinh học hoàn toàn là những giải pháp tiềm năng giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Hiểu rõ và áp dụng các loại vật liệu này không chỉ giúp chúng ta sống lành mạnh hơn mà còn góp phần xây dựng một tương lai xanh sạch cho các thế hệ sau.